Single Content

Sanosan - 5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng làn da của trẻ sơ sinh là một làn da mềm mại, đẹp không tì vết và luôn hoàn hảo. Tuy nhiên, làn da của trẻ sơ sinh hoàn toàn không như những quan điểm thực tế ấy. Hãy cùng Sanosan tìm hiểu về 5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh trong bài viết sau nhé!

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

1. Về màu da của trẻ sơ sinh

Màu da của trẻ sơ sinh có thể khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào độ tuổi, chủng tộc dân tộc của em bé, nhiệt độ và khu vực địa lý trên khắp thế giới. Tuy nhiên, khi trẻ mới chào đời, da bé thường có màu đỏ sẫm hoặc loang thêm màu tím nhạt. Khi em bé bắt đầu hít thở được không khí, màu sắc sẽ chuyển sang màu đỏ. Những vết đỏ này thường bắt đầu mờ dần trong ngày đầu tiên.

Trong khi đó, bàn tay và bàn chân của em bé có thể có màu hơi xanh trong vài ngày. Đây là một thực tế bình thường bởi hệ tuần hoàn máu của trẻ sơ sinh còn kém phát triển. Nhưng nếu ba mẹ quan sát thấy màu xanh xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể bé thì đây là điều không bình thường, cần được thăm khám kịp thời.

Đối với các em bé Việt Nam, quê hương máu đỏ da vàng, một số trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện màu vàng nhạt hoặc đậm ở làn da trong một những tuần đầu tiên. Đây là một phản ứng bình thường khi cơ thể trẻ sơ sinh bắt đầu dần loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ. 

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

2. Về bề mặt da của trẻ sơ sinh

Khi mới sinh, làn da trẻ sơ sinh thường được phủ một lớp dày, nhầy, màu trắng gọi là Vernix Caseosa (được hình thành từ các tế bào da rụng bên trong của bào thai và các tuyến bài tiết trên da). Đây là chất màng có màu trắng đục, nhờn, xuất hiện nhiều trên da của nhiều em bé khi mới sinh. Lớp màng mỏng này có chức năng  bảo vệ làn da của em bé trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các lớp màng này sẽ được rửa sạch trong lần tắm đầu tiên của trẻ.

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Hơn thế nữa, ba mẹ có thể thấy những nốt mụn nhỏ, màu trắng sẽ xuất hiện trên mũi, má, cằm và trán của trẻ sơ sinh. Nó được hình thành từ các tuyến dầu chưa phát triển hết và những nốt này cũng sẽ  tự biến mất trong các tuần đầu tiên. 

3. Về cấu trúc da trẻ sơ sinh

Biểu bì da trẻ sơ sinh bao gồm bốn lớp chính, đó là lớp hạ bì, lớp đáy, lớp biểu bì và lớp sừng.

Trẻ sơ sinh tại Việt Nam thường có độ dày biểu bì và lớp sừng giảm 30% so với người lớn, tức là mỏng hơn so với người lớn 30%. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, lớp hạ bì nhú dễ bị phù nề, các sợi collagen nhỏ hơn so với các sợi ở trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc người lớn, và các cấu trúc neo được giảm bớt, cần được chăm sóc da bằng những biện pháp tối ưu nhất.

Mức độ bã nhờn trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh tiết ra khá cao, do kích thích mạnh androgen bài tiết chất nhờn trước khi sinh, sau đó sẽ giảm dần xuống.

Trong 3 tháng đầu tiên của cuộc đời, sự bong tróc tăng lên trên tất cả các vùng da của trẻ dễ xảy ra nhưng ở các vùng quấn tã thường ít khi bị bong do tác động bịt kín của tã. Hơn thế nữa, ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ sơ sinh có nồng độ melanin thấp hơn so với người lớn. Do vậy, các phản ứng thích nghi của da với tia UV thường sẽ bắt đầu từ mùa hè đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Ba mẹ cần chăm sóc và bảo vệ da bé kỹ bằng các biện pháp bảo vệ thích hợp làm giảm nguy cơ ung thư tế bào hắc tố và ung thư da không phải tế bào hắc tố. 

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

4. Về độ PH da trẻ sơ sinh

Mức độ pH của da trẻ sơ sinh cao hơn so với da của người lớn, thường dao động từ 5 đến 5,5,29. Một số trẻ sơ sinh có bề mặt da kiềm, dao động từ 6,34 đến 7,5, tùy thuộc vào cơ địa cơ thể bé. Do đó, việc giữ lại vernix trên bề mặt da góp phần làm cho da ngậm nước cao hơn, độ pH của da thấp hơn, hỗ trợ việc ổn định lượng nhiệt bị giảm sau khi sinh. 

5. Về các vấn đề của da trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh giữ ẩm kém do chưa phát triển đầy đủ

Khi mới sinh, da trẻ sơ sinh tương đối thô ráp ngay lúc mới sinh nhưng dần dần sẽ mềm mại hơn trong 30 ngày đầu đời. Trong 3 tháng tiếp theo, hydrat hóa của lớp sừng tăng lên và vượt quá mức hydrat hóa ở người lớn, sự khác biệt giữa độ ẩm của da trẻ sơ sinh và người lớn thể hiện rõ ràng hơn trên bề mặt da, cụ thể là sự thiếu hụt chức năng của lớp sừng dẫn đến khả năng giữ ẩm của da trẻ sơ sinh giảm đáng kể so với người lớn. Do đó, việc cấp ẩm cho da trẻ mỗi ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết, nếu không da trẻ sẽ nhanh chóng khô ngay lập tức trong ngày, dẫn đến các vấn đề về viêm da kích ứng, dị ứng mẩn đỏ. 

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Da trẻ sơ sinh dễ mất nước qua biểu bì  

Mất nước trên da là biểu hiện thường thấy ở tất cả các trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non. Do cấu trúc da chưa hoàn chỉnh, các tế bào liên kết trên da lỏng lẻo, đan xen lẫn nhau nên việc da trẻ bị mất nước dẫn đến khô da và mất ẩm là một trong những nguyên do phổ biến ở trẻ em, 

Chính vì vậy, việc cấp ẩm và cấp nước cho da trẻ là vô cùng quan trọng. Trọn bộ sản phẩm Sanosan với chiết suất từ thiên nhiên gồm hai thành phần độc đáo Protein sữa thuỷ phân và dầu olive hữu cơ sẽ giúp giữ ẩm, giữ nước trên da bé, tạo một lớp màng bọc kéo dài và dưỡng ẩm vượt trội trên da bé suốt 24 giờ. 

5 đặc điểm về da trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Ba mẹ theo dõi thêm các bài viết của Sanosan để tìm hiểu thêm về đặc điểm và các biện pháp chăm sóc cho da trẻ nhé!
 

Để lại bình luận

Sale

Không sẵn có

Hết hàng