Single Content

Sanosan: 5 thắc mắc của cha mẹ về hăm tã được chuyên gia giải đáp

Hăm tã là chứng bệnh có thể gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nào. Làm thế nào để nắm được các kiến thức về chứng bệnh gây khó chịu này? Cha mẹ cùng tìm câu trả lời với chuyên gia nhé.

Nguyên nhân và triệu chứng của hăm tã

5 thắc mắc của cha mẹ về hăm tã được chuyên gia giải đáp

Biểu hiện hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Da đỏ và bị kích ứng ở vùng quấn tã là dấu hiệu nhận biết của bệnh hăm tã. Hầu hết, trẻ sơ sinh đều mắc bệnh này dù sớm hay muộn. Nước tiểu và phân ẩm chứa các chất gây kích ứng có thể khiến tình trạng hăm tã trở nên tồi tệ hơn.

Việc giảm bớt các triệu chứng thường xuất phát từ việc giữ cho vùng da bị bệnh khô và sạch bằng cách thay tã thường xuyên hơn và sử dụng thuốc mỡ hoặc kem chống hăm để bảo vệ da trẻ toàn diện.

Cha mẹ có nên đánh thức con trong đêm để thay tã cho con nếu con bị hăm tã?

Trước khi đưa bé đi ngủ, hãy bôi thuốc mỡ hoặc kem chống hăm có thành phần như oxit kẽm hoặc petrolatum tạo thành hàng rào vật lý giúp bảo vệ da. Biện pháp này đủ bảo vệ trẻ trong hầu hết các trường hợp. Trong đêm, nếu cha mẹ nhận thấy tã bị bẩn hoặc nếu tình trạng hăm tã của bé không cải thiện, cha mẹ nên thay tã.

Cha mẹ có nên làm gì thêm trong những lần thay tã khi trẻ bị hăm tã?

Phát ban phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Sau khi làm sạch vùng quấn tã bằng nước và khăn lau, trong quá trình thay tã, cha mẹ có thể dùng khăn nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô. Sau đó thoa kem chống hăm bảo vệ da, làm dịu da hoạt động như một hàng rào giữ ẩm.

5 thắc mắc của cha mẹ về hăm tã được chuyên gia giải đáp

Mẹ đừng quên bôi kem chống hăm cho trẻ sau mỗi lần thay tã

Cha mẹ có thực sự nên cho trẻ không mặc tã để hỗ trợ điều trị hăm tã?

Bất cứ điều gì cha mẹ có thể làm để giữ cho da khô, bao gồm cả việc bỏ tã hoàn toàn, đều có thể giúp quá trình chữa lành vết thương của trẻ diễn ra nhanh hơn. Dù tã có thấm hút đến đâu, khi bị bẩn, da của bé sẽ tiếp xúc với hơi ẩm.

Sử dụng tã có kích thước lớn hơn hoặc đặt tã lỏng hơn có thể giúp không khí lưu thông quanh da vùng quấn tã. Tuy nhiên, nếu thời tiết cho phép, hãy cân nhắc để trẻ vui chơi ở cả trong nhà và ngoài trời mà không mặc gì.

Cha mẹ nên dùng loại kem trị hăm nào khi bé bị hăm tã?

Cha mẹ hãy chọn kem chống và trị hăm có thành phần tự nhiên, hữu cơ, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa, sản phẩm được chọn cần đạt chứng nhận chất lượng sản phẩm do các Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Với thành phần Allatoin giúp làm dịu vết hăm nhanh chóng, Kẽm oxyde thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da mau lành và Dầu oliu hữu cơ cũng như chiết xuất trái bơ giúp xoa dịu vết hăm, vùng rôm sảy, Kem hăm 2 tác động Sanosan chính là sản phẩm mà cha mẹ cần sắm ngay cho trẻ.

5 thắc mắc của cha mẹ về hăm tã được chuyên gia giải đáp

Phòng chống và điều trị hăm tã ở trẻ với Sanosan

Những thay đổi trong khẩu phần ăn có thể gây ra chứng hăm tã không?

Khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, thành phần phân của bé có thể thay đổi hoặc khiến bé đi tiêu thường xuyên hơn. Thay đổi cũng có thể gây kích ứng da và hăm tã. Axit từ trái cây, chẳng hạn như dâu tây, là một nguyên nhân phổ biến gây hăm tã. Nếu cho con bú sữa mẹ, trẻ thậm chí có thể có phản ứng với thứ mẹ ăn.

Làn da khỏe mạnh và em bé hạnh phúc

Hầu hết các bậc cha mẹ đều phải đối mặt với chứng hăm tã, đặc biệt là trong năm đầu đời của trẻ. Nếu bệnh xảy ra, hãy giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo với việc thay tã thường xuyên.

Đồng thời, bôi kem chống hăm tã để bảo vệ da trẻ hoặc kem trị hăm tã để điều trị bệnh. Cha mẹ hãy chọn các sản phẩm không gây dị ứng, không có hương thơm nhân tạo, paraben và thuốc nhuộm để làm dịu và bảo vệ làn da bị kích ứng, cung cấp thêm TLC cần thiết để chữa lành cho da trẻ.

Chúc cha mẹ thành công.

Theo Babycenter

Để lại bình luận

Sale

Không sẵn có

Hết hàng