Single Content

Sanosan - Xử trí như nào khi trẻ bị phát ban tã do nấm mem?

Một loại nấm men gọi là candida thường gây ra phát ban tã cho trẻ. Nguyên nhân, triệu chúng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Cha mẹ tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân gây ra phát ban tã do nấm men?

Một loại nấm men gọi là candida thường gây ra phát ban tã. Mọi người đều có một lượng nấm candida vô hại trong và trên cơ thể. Loại nấm này phát triển mạnh ở những vùng ẩm ướt như miệng, ruột, da, âm đạo và vùng bẹn. Môi trường ẩm ướt của tã bẩn có thể dễ dàng gây ra nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là nếu trẻ đã bị hăm tã chưa được điều trị.

Xử trí như nào khi trẻ bị phát ban tã do nấm mem

Phát ban tã do nấm men do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ uống thuốc kháng sinh và trẻ bú sữa mẹ có mẹ dùng thuốc kháng sinh cũng dễ bị nhiễm trùng nấm men hơn. Đó là bởi vì thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn tốt trong cơ thể giúp kiểm soát nấm men. Nếu không có những vi khuẩn này xung quanh, nấm men có thể phát triển rộng hơn.

Nếu gần đây trẻ bị tưa miệng (nhiễm trùng nấm men ở miệng), trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men ở vùng quấn tã. Men đi qua hệ thống tiêu hóa của trẻ khi trẻ ăn và xuất hiện ở phân, cuối cùng sẽ có mặt ở tã ngay bên cạnh làn da ẩm ướt của trẻ.

Các triệu chứng của phát ban tã do nấm men là gì?

Cha mẹ có thể không phát hiện được nấm men trong trường hợp trẻ bị phát ban tã nhẹ, nhưng cha mẹ thường có thể xác định được tình trạng nhiễm trùng toàn phát nếu phát ban:

  • Kéo dài hơn hai ngày và không thuyên giảm với các phương pháp điều trị phát ban tã thông thường

  • Vùng da quấn tã của trẻ có màu hơi đỏ hoặc đỏ tươi

Xử trí như nào khi trẻ bị phát ban tã do nấm mem

Biểu hiện của phát ban tã do nấm men

  • Ở vùng da chuyển màu trên, xuất hiện đường viền hơi nhô lên ngăn cách với vùng da bình thường

  • Xuất hiện ở các nếp gấp của da ở vùng bẹn

  • Có tổn thương hoặc kích ứng bổ sung ở các vùng lân cận gần phát ban da chính

  • Có vảy

Điều trị hăm tã do nấm men

Thuốc mỡ hoặc kem chống hăm thông thường sẽ không giúp ích gì để điều trị bệnh. Cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và nhận chỉ định điều trị.

Luôn ghi nhớ quy tắc: Sử dụng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ kê và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thường thì cha mẹ có thể thoa kem 2 – 3 lần/ngày là đủ, nhưng khi đang sử dụng kem chống nấm, điều quan trọng là cha mẹ phải thoa đều vào da chứ không chỉ thoa lên bề mặt da bị tổn thương.

Đôi khi các bác sĩ cũng khuyên cha mẹ nên bôi kem hoặc thuốc mỡ lên trên thuốc để ngăn phát ban trở nên tồi tệ hơn. Nếu tuân thủ đúng, phát ban sẽ hết sau vài ngày điều trị.

Xử trí như nào khi trẻ bị phát ban tã do nấm mem

Chọn sản phẩm tốt chăm sóc da cho bé từ sau sinh có thể ngăn ngừa phát ban tã

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên sử dụng các loại phấn rôm vì chúng có thể xâm nhập vào phổi của trẻ nếu hít phải. Ngoài ra, một số chuyên gia tin rằng sử dụng phấn rôm có thể làm cho tình trạng hăm tã trở nên tồi tệ hơn do lây lan nấm men và vi khuẩn.

Có thể ngăn ngừa phát ban tã do nấm men không?

Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh (hoặc nếu mẹ đang cho con bú và uống thuốc kháng sinh), hoặc nếu trẻ gần đây đã mắc bệnh tưa miệng, mẹ có thể không ngăn được nhiễm trùng nấm men. Nhưng mẹ có thể thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nấm men phát triển như:

  • Kiểm tra tã của trẻ thường xuyên và thay tã ướt và bẩn ngay lập tức.

  • Vệ sinh mông của trẻ thật sạch sau khi trẻ đi tiêu và để cho vùng này khô hoàn toàn trước khi mặc tã khác.

  • Đừng quấn tã quá chặt để không khí không thể lưu thông quanh da của trẻ.

  • Nếu trẻ dễ bị hăm tã, hãy cho trẻ để mông trần nhiều hơn, vào bất cứ khi nào thuận tiện, chẳng hạn như khi thay tã ở nhà...

Theo Babycenter
 

Để lại bình luận

Sale

Không sẵn có

Hết hàng